5 loại cảm xúc khiến Content Marketing trở nên hấp dẫn hơn trong mắt người đọc
Con người có thể lãng quên những việc bạn đã làm cho họ, nhưng họ sẽ không bao giờ quên cảm giác mà bạn đã đem đến cho họ. Do vậy, cảm xúc là một trong những điểm mấu chốt giúp cho việc truyền tải thông tin tới người tiêu dùng dễ dàng và hiệu quả hơn. Bên cạnh đó nhiều độc giả tìm đến một nguồn tin không chỉ đơn giản vì nội dung, mà còn vì uy tín và giá trị của người viết. Vì họ tin vào cảm giác chân thật của chính mình nhận được sau quá trình theo dõi bài viết.
1) Cảm giác sợ hãi
Nhiều cảm xúc khác sẽ đem đến cho người tiêu dùng cảm giác hưng phấn khi tiếp cận thông tin. Riêng cảm xúc sợ hãi là cảm xúc mà bạn cần đem vào trong bài viết của mình để người đọc có thể tiếp nhận giải pháp mà bạn đang mang tới một cách hiệu quả hơn.
Ví dụ: Có thể bạn còn nhớ chiến dịch nổi tiếng “No excuse – Wear a helmet” do Ogilvy & Mather Việt Nam thực hiện năm 2007. Có rất nhiều lời ngụy biện cho việc không đội mũ bảo hiểm. Chiến dịch đã mang đến những thước phim chân thực và ám ảnh về hậu quả của việc không đội nón bảo hiểm khi tham gia giao thông, cho người xem thấy rằng tai nạn có xảy ra với bất kì ai trong chúng ta.
Khi sợ hãi, con người thường có xu hướng để cho cảm xúc kiểm soát và ám thị mong muốn được sử dụng một sản phẩm nào đó để được đổi lấy cảm giác an toàn. Tất cả mọi người, không chừa một ai là chưa từng trải qua cảm giác này. Đó không phải vì họ muốn đưa ra quyết định đúng đắn mà họ phải ghét phải nhận hậu quả của việc quyết định sai.
Để việc sử dụng ‘Cảm xúc sợ hãi’ không trở thành con dao hai lưỡi, bạn cần phải tìm hiểu, nghiên cứu và làm rõ được điểm mạnh và mặt hạn chế của sản phẩm. Xây dựng được nội dung khôn ngoan mà ở đó khắc hoạ được điểm nổi bật của sản phẩm của mình so với các sản phẩm cạnh tranh mà không làm cho người đọc bất an về chất lượng của tất cả sản phẩm đang có mặt trên thị trường.
2) Cảm xúc yêu thương
Mọi lý do cố gắng để con người không ngừng phát triển thường đều xuất phát từ sự yêu thương. Tình yêu là một cảm xúc mạnh mẽ. Con người sẵn sàng làm tất cả mọi thứ để thể hiện tình yêu của mình đối với người mà mình yêu thương, bằng cách này hay cách khác.
Họ luôn có xu hướng san sẻ giá trị của mình đối với những thứ thân thuộc và gần gũi, không ngoại trừ đối với Nhãn hàng (Brand).
Nếu bạn xây dựng được sợi dây kết nối cảm xúc yêu thương, người tiêu dùng sẽ dễ dàng tiếp cận và thẩm thấu thông tin một cách tốt hơn. Không dừng lại ở đây, yếu tố cảm xúc yêu còn khiến người tiêu dùng trở nên khao khát sở hữu sản phẩm. Hiệu quả tiếp thị sẽ được thể hiện rõ ràng nhất thông qua việc doanh số bán hàng không ngừng tăng lên.
3) Cảm xúc tự hào/kiêu hãnh
Theo tháp nhu cầu Maslow, mức độ cao nhất của con người là nhu cầu khẳng định bản thân. Họ luôn cố gắng để thể hiện giá trị của bản thân và khả năng nghề nghiệp, trình độ chuyên môn để đổi lại sự công nhận và kính trọng từ mọi người trong xã hội.
Mỗi hoạt động mà người tiêu dùng đưa ra trong quyết định chi tiêu ngày hôm nay chính là thứ thể hiện giá trị bản thân của họ trong tương lai.
Chính vì vậy, bạn nên phát huy điểm chạm này để có thể tối ưu hóa trải nghiệm của người tiêu dùng, làm rõ cảm giác thỏa mãn và hãnh diện khi sở hữu sản phẩm của của họ.
4) Cảm xúc tham lam
Trải qua nhiều thời kỳ Marketing, chúng ta nhận ra rằng người tham lam luôn sẵn sàng chi tiền nhiều hơn so với người bình thường. Đối với họ, không có bất cứ điều gì là đủ và họ sẽ trả tiền bằng mọi giá để đạt được thứ mà họ muốn.
Tất cả các nhãn hàng đều tận dụng tối đa điểm chạm cảm xúc này để có thể tăng khả năng thành công khi giao dịch, giúp cho việc bán hàng diễn ra thường xuyên và thuận lợi hơn. Sử dụng chiến lược đánh vào tính tham lam sẽ khiến người tiêu dùng giảm bớt khả năng phân vân mà mạnh tay chi tiêu hơn.
5) Cảm xúc cảm động
Trong lúc thực hiện giao dịch mua bán, đôi khi thứ mà con người đòi hỏi là thứ mà họ thật sự không cần. Tồn tại sau mỗi nhu cầu cá nhân là những nguyên nhân khách quan mà chỉ có người tiêu dùng mới có thể hiểu. Thường thường thì nguyên nhân sẽ xoay quanh những vấn đề sau: Tiền bạc, danh vọng, mối quan hệ và tình yêu.
Sigmund Freud, nhà “Phân tâm học” nổi tiếng, đã nói rằng: “Những cảm xúc bị kìm nén sẽ không bao giờ chết. Chúng chỉ bị chôn sống và trở lại dưới những hình thú xấu xí nhất”.
Nếu bạn bỏ thời gian nghiên cứu và khai phá được những câu chuyện thầm kín, những câu chuyện bị cố tình che giấu của Target Audience mà bạn nhắm tới. Đây là một lợi thế không thể bàn cãi sẽ giúp cho Content Marketing của bạn trở nên khác biệt và thành công.
Nguồn bài tham khảo: aim Academy (https://aimacademy.vn/blog/cam-xuc-trong-content-marketing/?fbclid=IwAR0hzY0ep4nkK6SdQm0O1CSOyPrJ5_Pe1D3ybvz2M4CJIWNG-lNzgWw1zAE)