8 công cụ nghiên cứu từ khoá hiệu quả nhất
Nghiên cứu từ khóa là một trong những kĩ năng quan trọng nhất của một người làm SEO chuyên nghiệp. Nếu bạn nhắm mục tiêu đến những từ khóa không chất lượng, những nỗ lực làm SEO của bạn sẽ trở nên lãng phí. Vậy làm sao để có thể nghiên cứu từ khóa một cách hiệu quả, có những công cụ nào hỗ trợ nghiên cứu từ khóa nào. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu 8 công cụ nghiên cứu từ khóa dưới đây để biết cách nghiên cứu từ khóa cho hiệu quả nhé.
1. Nghiên cứu từ khóa từ chính Google
A) Google Trend
Google xu hướng (trend) là một dịch vụ web của Google miễn phí giúp phân tích mức độ phổ biến của từ khóa ở bất kì khu vực và ngôn ngữ nào trên công cụ tìm kiếm Google. Ngoài ra, Google Trend cũng cung cấp biểu đồ so sánh lượng tìm kiếm của các từ khóa khác nhau theo thời gian.
Như bạn có thể thấy, xu hướng tìm kiếm từ khóa “khẩu trang” là cao nhất trong tuần qua so với 2 từ khóa “nước rửa tay khô” và “xà phòng”.
Đây là một công cụ nghiên cứu từ khóa đa chức năng, bạn có thể dùng nó để tạo nội dung xu hướng theo mùa, tìm các chủ đề có liên quan đang có xu hướng ở hiện tại, lập kế hoạch nội dung theo lịch, tìm từ khóa mới, xác định những địa điểm cần sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, điều chỉnh chiến lược SEO video từ công cụ tìm kiếm Youtube,…
Đặc biệt, khi kéo xuống dưới, nó có gợi ý các cụm từ khoá liên quan từ cao đến thấp.
B) Dựa vào Google Suggest
Khi nghiên cứu từ khóa, bạn không thể bỏ qua tính năng tự động gợi ý từ khóa dựa vào truy vấn của người dùng.
Ví dụ, khi bạn cần nghiên cứu từ khóa “kiếm tiền online tại nhà” , bạn có thể dựa vào Google Suggest để tìm được những từ khóa lí tưởng có liên quan.
Công cụ này có ưu điểm dễ sử dụng và miễn phí, tuy nhiên có nhược điểm là hạn chế trong kết quả gửi về.
C) Dựa vào chân trang của Google
Khi bạn truy vấn một từ khóa thì ở phía dưới bên trái chân trang Google sẽ hiện ra các kết quả từ khóa có liên quan đến từ truy vấn của bạn.
Ví dụ, khi bạn truy vấn từ khóa “máy tính xách tay”, phần chân trang sẽ hiện ra các từ khóa có liên quan.
Giống với công cụ Google Suggest, công cụ này cũng có ưu điểm là dễ sử dụng và hoàn toàn miễn phí, tuy nhiên nó bị hạn chế trong lượng kết quả được đưa ra.
2. Google Keyword Planner
Google Keyword Planner được biết là công cụ lập kế hoạch từ khóa, dùng để ước tính lưu lượng truy cập của AdWords.
Hơn nữa, người dùng có thể xác định được lượt tìm kiếm các từ khóa trung bình của website trong tháng. Bạn sẽ kiểm soát được bất kì từ khóa nào trên phạm vi thế giới hay một quốc gia nào đó và mức độ cạnh tranh của từ khóa đó.
Từ đó, bạn có thể xác định được khoảng chi phí hợp lý cho từng chiến dịch quảng cáo và chọn lọc những từ khóa phù hợp với sản phẩm của mình.
Hiện nay, Keyword Planner còn là công cụ nghiên cứu và thiết lập từ khóa cho các chiến dịch quảng cáo Google adwords của website. Nó có độ chính xác cao và đo lường cụ thể.
Để sử dụng, bạn đăng nhập tài khoản của bạn tại đây: https://ads.google.com/ , sau đó thao tác như sau: nhấp vào “Công cụ và cài đặt” ⇒ “Lập kế hoạch” ⇒ “Công cụ lập kế hoạch từ khoá”.
Sau đó chọn “Khám phá các từ khoá mới” và điền từ khoá mà bạn muốn vào và nhấn vào “Nhận kết quả” là được.
Lưu ý: Đối với tài khoản “Không đang chạy quảng cáo” công cụ này sẽ cho ra từ khoá cùng “Khoảng trữ lượng” chứ không cho ra trữ lượng cụ thể. Nếu bạn chạy quảng cáo trên tài khoản này, nó sẽ cho ra trữ lượng cụ thể. Hãy nhìn hình ảnh dưới đây để thấy được sự khác biệt:
Dưới đây là tài khoản đang chạy ads, sẽ cho ra trữ lượng cụ thể
3. Keywordtool
Keywordtool giúp bạn xác định số lượt tìm kiếm hàng tháng trên toàn cầu, và 1 quốc gia, đồng thời đề xuất cho bạn nhiều từ khóa liên quan. Công cụ này cũng giúp bạn đánh giá được nhu cầu của thị trường đang cần những gì và đánh giá sơ bộ về độ khó của các từ khóa.
Công cụ này miễn phí, tuy nhiên, bạn sẽ phải trả phí để nâng cấp nếu muốn sử dụng nhiều tính năng hơn.
Tài khoản nâng cấp (trả phí) sẽ cho ra trữ lượng cụ thể, trend (xu hướng) từ khoá từng tháng (tương tự Google Keyword Planner),……
4. Ahrefs
Nhắc đến Ahrefs chúng ta thường nghĩ đến một công cụ phân tích backlink tuyệt vời, nhưng sự thật thì đó chỉ là một khía cạnh nhỏ của Ahrefs, nó thực sự là một công cụ nổi tiếng và phát triển nhất trong giới SEO, đặc biệt là tính năng nghiên cứu từ khóa. Vậy Ahref có thể giúp được gì cho SEO?
A. Phân tích từ khóa và đối thủ
Việc tải cả trăm ngàn từ khóa về không hề khó. Tuy nhiên, từ danh sách đó có thể lọc ra những từ khóa chất lượng có khả năng on-top và target đúng đối tượng, đúng lĩnh vực lại khó khăn hơn. AdFlex sẽ đưa ra quy trình giúp bạn làm việc đó dễ dàng hơn với công cụ Ahref.
Bước 1: Tại giao diện Ahrefs chọn Keyword Exploer.
Bước 2: Điền một từ khóa vào trường trống, ví dụ “kiếm tiền online”. Kết quả sẽ xuất hiện như sau:
Bước 3: Hãy chú ý những chỉ số quan trọng như
- Keyword difficulty: độ cạnh tranh của từ khóa
- Search volume: tổng số lượng tìm kiếm dẫn đến click. Ví dụ 51% lượng search có click tức là có 17.850 lượt người dùng tìm kiếm rồi click vào.
- Kết quả Paid vs. Organic để đánh giá liệu quảng cáo có hiệu quả hơn nhiều so với kết quả organic không.
Bước 4: Kéo xuống phần “SERP overview”. Nhấn Export để tải tất cả các URL đang xếp hạng cao cho từ khóa này.
Bước 5: Ở file excel, chỉ giữ lại các cột “URL”, “Backlinks”, “Referring Domains”, “URL Rating”, “Domain Rating”, và “Facebook”.
Bước 6: Tính trung bình chỉ số của từng cột. Như hình sau:
Bước 7: Đánh giá khả năng cạnh tranh trên từ khóa của mình so với đối thủ bằng cách dán tên miền hoặc target landing page của mình vào file kèm các chỉ số tương ứng.
B. Theo dõi từ khóa đối thủ
Vào Site explorer => nhập tên miền đối thủ => Organic search => Organic keywords, danh sách từ khóa của đối thủ sẽ hiện ra, bạn có thể biết được từ khóa nào đang mang lại lượng truy cập lớn nhất cho đối thủ, từ đó viết bài dựa trên từ khóa đó và đợi lượng truy cập đổ về website của mình.
5. KWFinder
Sử dụng công cụ này rất đơn giản, bạn chỉ cần nhập từ khóa, sau đó chọn quốc gia và ngôn ngữ phù hợp. Ví dụ, bạn chọn từ khóa “nồi chiên không dầu” , chọn quốc gia Việt Nam, ngôn ngữ Tiếng Việt như hình dưới.
Sau đó, tất cả các thông số liên quan đến từ khóa đó sẽ hiện ra như bên dưới:
Khi bạn click vào bất cứ từ khóa nào, bên phải giao diện sẽ hiển thị ra 1 bảng dữ liệu tương ứng với các chỉ số thống kê liên quan của từ khóa:
Như bạn thấy với từ khóa “Nồi chiên không dầu Magic”, các chỉ số về:
- Độ khó: 20/100 (điểm càng cao thì SEO càng khó)
- Xu hướng tìm kiếm đang tăng lên
- Lượng tìm kiếm hàng tháng khoảng hơn 700
- Top 10 website có từ khóa này đang được xếp hạng cao nhất
Ngoài ra KWfinder có một bộ lọc giúp bạn lọc tất cả những thông số theo ý định của bạn.
Để sử dụng bộ lọc bạn click vào nút Result Filter và set các thông số lọc:
- Search volume: Ít nhất để ở mức 100-150 lần/tháng. Vì nếu lượng tìm kiếm thấp quá, chứng tỏ nội dung đó không ai quan tâm.
- KD (độ khó): Tối đa là 40, thường để ở mức 35 là ổn vì cao hơn sẽ rất khó để SEO.
- Number of words (độ dài của từ khoá) : Từ 4-10, nên chọn những từ khoá dài để dễ SEO, cho chuyển đổi cao.
Sau đó nhấn Set filter, KWFinder sẽ đưa ra kết quả là danh sách. Bạn có thể click chuột vào cột Search Volume để sắp xếp lại lượng tìm kiếm từ cao đến thấp.
Bạn kéo xuống dưới và có thể lọc được những từ khóa dạng buyer keyword (từ khóa mua hàng) có lượng tìm kiếm cao mà không quá khó SEO.
Kwfinder cho phép bạn dùng free bản trial trong 15 ngày sau đó sẽ tính phí hàng tháng là 12$/ tháng ( gói thấp nhất).
6. Spineditor
Spineditor là một công cụ của người Việt hỗ trợ hầu hết các tính tiện ích cần thiết trong việc làm SEO. Khác với nhiều công cụ trả phí đắt đỏ khác, Spineditor là một công cụ có phí rất rẻ, chỉ có giá 1.000 VNĐ/ngày.
Công cụ này có thể giúp bạn nghiên cứu từ khóa với các tính năng nổi trội như:
- Gợi ý từ khóa: Bạn chỉ cần nhập từ khóa chính vào, Spineditor sẽ hiện ra đầy đủ các thông tin về lưu lượng tìm kiếm, độ cạnh tranh của từ khóa chính đó và các từ khóa liên quan. Bạn cũng có thể giới hạn khu vực để biết trung bình tại khu vực đó có trung bình bao nhiêu lượt tìm kiếm.
- Kiểm tra tên miền: Bạn có thể kiểm tra PA/DA, index hay địa chỉ IP của bất kỳ tên miền nào với SpinEditor.
- Thứ hạng từ khóa: Tiện ích này có thể giúp bạn kiểm tra hàng trăm, hàng nghìn từ khóa cùng một lúc một cách dễ dàng. Với các từ khóa được kiểm tra sẽ hiển thị các thông tin chi tiết về vị trí, vị trí tốt nhất, ngày kiểm tra và link liên kết tới từ khóa đó.
Ví dụ với từ khóa “kem đánh răng”, bạn có thể nhận được kết quả như hình bên dưới:
7. SEMrush
Nhìn chung, đây là công cụ dùng để nghiên cứu từ khóa và phân tích đối thủ cạnh tranh. SEMrush đã hỗ trợ cơ sở dữ liệu tại Việt Nam, tuy nhiên lại chưa có nhiều. Và đây cũng là một công cụ khá đắt đỏ, nhưng may mắn là bạn có thể sử dụng công cụ này miễn phí trong vòng 7 ngày, sau đó bạn sẽ phải trả mức phí là gần 100$ hoặc 200$ mỗi tháng.
Với chủ đề nghiên cứu từ khóa, bài viết sẽ giúp các bạn biết cách sử dụng công cụ SEMrush để nghiên cứu từ khóa như thế nào.
Chỉ cần nhập vào từ khóa vào và SEMrush sẽ hiện kết quả gồm dữ liệu chính xác về từ khóa của bạn.
Ví dụ, mình nhập từ khóa “theme wordpress”, bạn sẽ thấy báo cáo chi tiết cho từ khóa này kèm theo thông tin CPC cho nhu cầu chạy quảng cáo nếu có.
Hơn nữa, SEMrush còn đưa ra cho bạn tất cả các Phrase Match keywords và Related Keywords để bạn sử dụng giúp tăng lưu lượng truy cập cho blog của bạn.
8. Google Analytics + Google Search Console
Google Search Console không phải là một công cụ nghiên cứu từ khóa truyền thống. Nhưng nó có một tính năng tuyệt vời giúp tìm kiếm các từ khóa là CINCH.
Các tính năng của công cụ:
- Báo cáo hiệu suất: Báo cáo này liệt kê các trang trên trang web của bạn nhận được nhiều nhấp chuột nhất từ Google. (Và các từ khóa đã dẫn người đọc đến liên kết của bạn)
- Vì bạn có thể sử dụng tính năng này cho nghiên cứu từ khóa như thế nào?
Rất dễ dàng để sử dụng công cụ này để tìm kiếm cơ hội từ khóa.
Từ khóa cơ hội là nơi bạn xếp hạng từ # 8- # 20 trong Google cho một từ khóa cụ thể. Và thậm chí làm SEO trên trang ít hơn, trang web của bạn vẫn có thể được xếp hạng cao hơn.
Ví dụ: thứ hạng trung bình của tôi cho từ khóa “công cụ SEO” là 6.2
Với điểm SEO là 6,2, “seo tool” chính là một từ khóa cơ hội. Và nếu tôi tối ưu hóa trang của mình xung quanh từ khóa này, thứ hạng của tôi cho thuật ngữ đó sẽ tăng lên.
Công cụ tôi thường sử dụng là kết hợp cả Google Analytics và Google Search Console
Bạn có biết rằng bạn có thể kết hợp tài khoản Google Search Console và Google Analytics không?
Câu trả lời là có và nó rất hữu ích. Khi bạn làm như vậy, bạn sẽ nhận được dữ liệu từ khóa chuyên sâu hơn so với chính công cụ đó.
Hi vọng rằng bài viết có thể giúp bạn biết cách sử dụng các công cụ nghiên cứu từ khóa thông dụng và có thể lựa chọn được công cụ nghiên cứu từ khóa thích hợp với mình. Chúc các bạn thành công.
Xem thêm các bài viết:
Nguồn bài viết: https://adflex.vn/cong-cu-nghien-cuu-tu-khoa/