9 bộ phim kinh điển về PR
Nghề PR trải rộng từ việc phục vụ cho một công ty (sản phẩm, dịch vụ) cho đến một con người, một quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức, sự kiện; từ việc xây dựng, quản lý và duy trì hình ảnh cho đến xử lý khủng hoảng truyền thông. Thật may mắn, có nhiều tác phẩm điện ảnh liên quan một phần hoặc toàn bộ hoạt động của một PR practitioner. Robert de Niro, Tom Cruise, George Clooney, Meryl Streep, Jennifer Lopez and Will Smith, Collin Farrell, Aaron Eckhart… là những cái tên đủ hấp dẫn để hứa hẹn một bộ phim hay.
Bài 1: PR Kinh tế/Lobby – Xoay chuyển vấn đề
Nick Naylor – lobbyist cho ngành công nghiệp thuốc lá. Nick tham gia tranh luận trên truyền hình và bảo vệ thuốc lá một cách xuất sắc rồi nhận được một cú điện thoại dọa giết. Sau khi bị bắt cóc và bị dán chi chít các miếng tiếp nicotine trên người, Nick thoát chết vì chứng nghiện thuốc đã làm tăng khả năng chịu nicotine của cơ thể anh. Đột nhiên, dư luận chuyển sang có cảm tình với anh và với ngành thuốc lá.
Mọi chuyện rối tung khi Nick rơi vào bẫy tình và kể hết bí mật nghề nghiệp và các phi vụ cho cô phóng viên xinh đẹp của một thời báo nổi tiếng. Anh bị khủng hoảng hình ảnh, bị sa thải, suy sụp và không được dự buổi tranh luận với thượng nghị sỹ.
Trong lúc tuyệt vọng, con trai anh tới thăm anh và khi nhìn vào ánh mắt cậu bé, anh lấy lại được niềm tin vào nghề nghiệp, vào khả năng hùng biện của mình. Nick chiến thắng vinh quang trong cuộc tranh biện với các thượng nghị sỹ và cuối cùng họ đã bỏ dự luật cho đầu lâu xương chéo lên các bao thuốc.
Phim đề cập đến các kỹ năng: tranh luận bẻ ngược vấn đề, ngụy biện, khả năng thuyết phục, ý tưởng đột phá, xử lý khủng hoảng, tư duy vững vàng, tin vào điều mình làm.
Bài 2: PR chính trị – xử lý khủng hoảng do scandal
Conrad Brean (Robert De Niro) một bậc thầy PR chính trị (với chuyên môn về đánh lạc hướng dư luận) được thuê để xử lý vụ bê bối tình dục của tổng thống. Tin xấu đã loan trên tất cả báo lớn. Conrad đã dùng quan hệ báo chí của mình để cấy lên hình ảnh một cuộc chiến sắp xảy ra trong cuộc họp báo khẩn cấp tại Nhà Trắng và sau đó làm giả một cuộc chiến với Albania. Chỉ 3 ngày sau, tin xấu về tổng thống biến mất khỏi mặt các báo lớn và chiến dịch PR đã thành công rực rỡ: tổng thống tái đắc cử với 89% và xây dựng thành công hình ảnh của một vị tổng thống có khả năng đảm bảo an ninh cho nước Mỹ.
Các kỹ năng được nhắc đến: đánh lạc hướng, với mọi hoạt động / sự kiện diễn ra, công chúng chỉ giữ lại một hình ảnh, hình ảnh càng xúc động, cô đọng bao nhiêu thì hiệu ứng truyền thông lại càng tốt bấy nhiêu, kỹ năng trang điểm cho chiến tranh như thế nào, nghĩ ra ý tưởng và cụ thể hóa nó thành hành động.
Bài 3: PR quan hệ với khách hàng
Jerry Maguire (do Tom Cruise thủ vai, 1996). Anh chàng làm nghề quản lý các ngôi sao thể thao. Một ngày kia, bất nhẫn trước cảnh các VĐV tuy kiếm bộn tiền nhưng thi đấu như những cái máy và không có mối quan hệ bạn bè với người quản lý của mình. Cần một cái gì đó nhân văn hơn! Anh chàng nghĩ vậy và viết bản kiến nghị: giảm số lượng đầu VĐV mà một người có thể quản lý, tăng mối quan hệ thân thiết với VĐV và gia đình họ, quan tâm thực sự đến khách hàng. Mọi người trong hãng đều tỏ ra quan tâm đến đề nghị này nhưng họ biết thể nào Maguire cũng sẽ bị đuổi việc. Chuyện xảy ra thực và Maguire đã bị đuổi, bị chơi xỏ, bị qua mặt, bị cướp tay trên hết tất cả hợp đồng, trừ hợp đồng với một ngôi sao bóng đá Mỹ. Anh dồn toàn lực vào khách hàng và cuối cùng đã mang lại hợp đồng lớn cho cầu thủ ấy. Khi cầu thủ ấy thắng trận cuối cùng, khách hàng và quản lý ôm nhau thân thiết như những người bạn. Jerry chứng mình được điều anh nói: cần có mối quan hệ nhân văn hơn giữa khách hàng và nhà quản lý.
Bài 4: PR chính trị – tranh cử : Primary colors / Bulworth
Primary colors /Bulworth: Hai bộ phim tuyệt vời về các chiến dịch tranh cử tổng thống, cách xử lý các cuộc khủng hoảng hình ảnh trong thời gian tranh cử.
Bài 5: PR xây dựng hình ảnh cá nhân và tuyên truyền
Đám đông luôn cần những hình ảnh tích cực về những người lãnh đạo hoặc những người tạo cảm hứng cho họ. Đặc biệt là trong thời chiến nơi bộ máy tuyên truyền được vận dụng mọi kỹ thuật và công cụ cần thiết để đưa ra thông tin một chiều có lợi cho một bên tham chiến. Thực tế đã chứng minh không gì tốt hơn 1 người anh hùng – Enemy at the gate mang đến cho PR practicer một case study sinh động về xây dựng hình tượng người anh hùng – phục vụ mục đích tuyên truyền.
Bài 6: PR nội bộ
Up in the air kể về Ryan Bingham (George Clooney) làm một cái nghề không ai muốn: corporate “downsizer” – người sa thải của các tập đoàn lớn. Ryan chọn cách lật ngược vấn đề. Ở đời, mất có khi lại là được. Phúc họa khôn lường như chuyện tái ông mất ngựa. “What’s In Your Backpack?” là câu thần chú của Ryan. Chọn hình ảnh ẩn dụ là cái ba lô trên lưng mỗi người, anh nói về ý nghĩa cuộc sống, về khát khao thầm kín của mỗi người. Ai cũng có biết bao điều muốn làm mà vì gánh nặng công việc người ta không làm được. Sống là một hành trình, hành lý của bạn càng nặng thì di chuyển càng khó khăn, nên nếu ba lô của bạn nhẹ tênh thì cuộc du hành của bạn càng trở nên dễ dàng.
Bài 7: Kỹ năng xây dựng hình ảnh cá nhân và ý thức khi viết của người PR
Câu hỏi thường gặp là: để trở thành PR practitioner thực thụ người ta cần gì?
Câu trả lời thường dài ngang với khả năng của một siêu nhân – điều trên thực tế chẳng PR practicer nào có được – đơn giản bởi vì yêu cầu của thực tế quá đa dạng và khác biệt, nên nếu cố gắng, ai cũng có chỗ đứng của mình. Bộ phim là sự pha trộn kí ức và thực tại của người đàn bà thép Margaret Thatcher khi còn là một thiếu nữ, lúc xây dựng sự nghiệp, trên đỉnh cao vinh quang, khi ở đáy sâu thất bại và lú lẫn lúc tuổi già. Có 2 hình ảnh và 1 câu nói thật đáng nhớ trong phim này : Thay đổi hình ảnh và trau dồi khả năng viết.
Bài 8: PR lăng-xê sản phẩm
Lee Phillips là một publicist làm việc cho một hãng phim. Cấc bộ phim đình đám của hãng đã xây dựng nên một cặp ăn khách của Hollywood là Gwen Harrison (Zeta – Jones) and Eddie Thomas (Cusack). Vấn đề xảy ra khi cặp đôi ly thân vào lúc bộ phim mới của họ sắp ra mắt. Nhà đầu tư yêu cầu Lee phải cứu lấy bộ phim và tay PR lão luyện này bắt tay vào sắp xếp mọi chuyện. Phim mang tính thực hành cao về các kỹ năng sắp đặt, thu hút sự chú ý của công chúng, chăm sóc khách hàng VIP, Press interview.
Bài 9: Người làm PR và sự cân bằng trong cuộc sống
Bạn nghĩ thế nào khi hét lên trong một khán phòng chật ních nhà báo rằng khách hàng của bạn, một siêu sao Hollywood, là một diễn viên quèn? Rằng cả trăm nhà báo trong khán phòng hãy ngậm miệng lại, rằng họ chỉ là lũ lá cải rẻ tiền? Ollie Trinké (Ben Affleck đóng) trong bộ phim đã làm như vậy: anh đã bước vào lịch sử ngành PR (tưởng tượng) và tự đóng sập mọi cánh cửa việc làm trong giới. Anh về quê sống với cha đẻ và cô con gái của mình vì vợ anh (Jenifer Lopez đóng) đã mất khi sinh bé. Tụt xuống những nấc thang cuối của xã hội khi đi làm nhân viên giao thông công chính, Ollie không nhận ra chính mình cho đến 1 hôm, công ty anh gặp khó khăn khi thuyết phục người dân về sự cần thiết phải chặn đường, sửa chữa hệ thống nước công cộng. Bằng tài năng PR của mình Ollie đã thuyết phục được người dân. Anh chợt nhận ra, dù làm gì, cuối cùng anh vẫn là một PR practitioner. Ollie chợt nhận ra rằng, gia đình chính là điều quan trọng nhất. Anh bỏ việc và về sống với con gái và người yêu (Liv Tayler đóng) trong thị trấn thanh bình. Phim cho thấy sự khắc nghiệt của nghề PR chuyên nghiệp, đặc biệt là PR agency.
Theo Nguyễn Đình Thành