4 yếu tố giúp bạn định vị thương hiệu trong lòng khách hàng
Thương hiệu là một tài sản vô hình nhưng vô cùng có giá đối với doanh nghiệp.Vậy làm thế nào để định vị được thương hiệu trong lòng khách hàng. Cùng tìm hiểu cụ thể trong bài viết dưới đây!
Trải nghiệm khách hàng
Chúng ta đã hiểu được thương hiệu chính cảm nhận của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Để có được cảm nhận tích cực từ các “thượng đế”, doanh nghiệp cần phải tạo ra những trải nghiệm độc đáo, làm khách hàng phải khao khát và tự hào mỗi khi nhắc đến thương hiệu.
Ví dụ: Khách sạn Park Hyatt Sài Gòn, một trong những khách sạn 5 sao bậc nhất của thành phố Hồ Chí Minh đã tạo ra những trải nghiệm khách hàng vô cùng độc đáo bằng cách làm thủ tục nhận phòng ngay tại phòng riêng để khách hàng không phải xếp hàng chờ đợi. Bên cạnh đó, khách sạn còn cung cấp 1 chiếc ipad có để dòng chữ “Chào mừng” kèm theo tên của khách hàng hoặc 1 tấm thiệp chào mừng do đích thân Tổng Giám Đốc viết bằng tay, tạo cảm giác “wow” cho các thượng đế ngay khi họ bước vào phòng.
Phong cách riêng
Một thương hiệu mà không có chất riêng sẽ trở nên mờ nhạt giữa muôn vàn sản phẩm na ná nhau và không thể nào cạnh tranh nổi trên thị trường. Phong cách riêng của doanh nghiệp còn được hiểu là tính cách thương hiệu (Brand Personality).
Ví dụ: Cùng là hai hãng nước ngọt lớn trên toàn cầu, Coca Cola và Pepsi mang trong mình hai phong cách hoàn toàn trái ngược nhau. Nét độc đáo của hai thương hiệu này thể hiện ở màu sắc của lon nước ngọt và đối tượng khách hàng mục tiêu của họ. Pepsi khoác lên mình chiếc áo màu xanh, đại diện cho sự năng nổ, hiện đại vì thế thương hiệu này hướng đến những người trẻ tuổi với mong muốn mang lại cho họ cảm giác mới mẻ và nhiều năng lượng sau khi uống những lon Pepsi. Ngược lại, Coca Cola chọn màu đỏ, tạo cảm giác vui tươi và ấm cúng để truyền tải các thông điệp về hạnh phúc, sum họp gia đình và những trải nghiệm cuộc sống.
Tính nhất quán
Tính nhất quán của thương hiệu thể hiện ở sự duy trì chất lượng ổn định, sự chuyên nghiệp và uy tín của doanh nghiệp. Tính nhất quán có tác động rất lớn đến trải nghiệm của khách hàng và lòng trung thành của khách hàng.
Ví dụ: Khách hàng sẽ cảm thấy thất vọng nếu lần đầu tiên họ vào một nhà hàng và cảm thấy rất hài lòng về món ăn, sau đó quay lại thì đầu bếp lại nấu hơi mặn, lần tiếp theo thì hơi nhạt. Cuối cùng, khách hàng sẽ lựa chọn ăn ở một nhà hàng khác và nhà hàng sẽ mất đi một khách hàng trung thành.
Các hoạt động Marketing
Một thương hiệu thành công được nhiều người biết đến là do doanh nghiệp có được chiến lược Marketing cụ thể, truyền tải đúng thông điệp đến đúng khách hàng mục tiêu thông qua nhiều kênh khác nhau. Do có nhiều ngân sách cho hoạt động Marketing, các công ty lớn thường có nhiều cơ hội để tiếp cận cac khách hàng tiềm năng, nâng cao độ nhận diện thương hiệu của mình bằng các quảng cáo trên truyền hình, quảng cáo ngoài trời và thông cáo báo chí. Tuy nhiên, các công ty vừa và nhỏ vẫn có thể quảng bá thương hiệu của mình thông qua các công cụ Marketing Online như Facebook Ads, SEO…
Ví dụ: Hiểu được tầm quan trọng của rừng đối với hệ sinh thái và đời sống của con người, OMO đã phát động chiến dịch Tết 2020 với thông điệp “Vui trồng lộc tết, lấm bẩn gieo điều hay” kêu gọi hàng nghìn bàn tay cùng lấm bẩn chung sức để hành động vì một Việt Nam xanh, sạch, đẹp.
Chiến dịch được triển khai thông qua các kênh truyền thống như TVC, báo chí, billboard và kênh online như mạng xã hội kết hợp sử dụng các KOL (key opinion leader – những người có sức ảnh hưởng với cộng đồng mạng) Thông điệp đầy ý nghĩa này của OMO diễn ra vô cùng thành công với hơn 27,000 người tiêu dùng tham gia chung tay đóng góp cây xanh trong chiến dịch và hơn 8,000 nhà bán lẻ trở thành đại xứ xanh lan tỏa thông điệp ý nghĩa. Có thể thấy qua chiến dịch này, thương hiệu của OMO ngày càng được khẳng định trên thị trường, đánh bại các đối thủ cạnh tranh, tăng thị phần của OMO trong phân khúc bột giặt, nâng cao lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu.
Xem thêm các bài viết tại:
Nguồn bài viết: https://gobranding.com.vn/thuong-hieu-la-gi-lam-sao-de-dinh-vi-thuong-hieu/