• Home / Góc nhìn PR / Meta Description là…

Meta Description là gì? Cách viết thẻ Meta Description chuẩn

Traffic vào website có thể tăng lên ngay lập tức chỉ với thẻ Meta Description. Vậy thì thẻ Meta Description là gì? Lợi ích của nó là gì và làm cách nào để tăng CTR. Tìm hiểu cụ thể trong bài viết dưới đây!

Meta Description là gì
Meta Description là gì?

Nói cách khác, thẻ Meta Description hỗ trợ bạn tìm ra kết quả phù hợp nhất với nhu cầu của mình. Thẻ Meta Description WordPress sẽ được xuất hiện bên dưới tiêu đề trang (Title) khi người dùng nhập truy vấn của mình vào thanh công cụ tìm kiếm trên internet.

Trong nhiều trường hợp, Meta Description cũng có thể xem như 1 Meta Tag. Vì thực chất văn bản không xuất hiện trực tiếp trên trang mà nó được gắn vào thẻ Meta Description và hiển thị trong HTML.

Một thẻ Meta Description tốt sẽ mang đến cho bạn 3 lợi ích sau:

  1. Thu hút người dùng truy cập vào website, tăng tỷ lệ CTR trên cả Google lẫn trang mạng xã hội (Facebook, Twitter, …)
  2. Giúp công cụ tìm kiếm hiểu khái quát về nội dung trang để xếp hạng tốt hơn.
  3. Tối ưu trải nghiệm người dùng, giúp họ nhanh chóng nắm được nội dung mà mình sắp truy cập.

Không tạo ra được thẻ Meta Description chất lượng cũng đồng nghĩa với việc bạn đang lãng phí đi 1 cơ hội Marketing ngàn vàng.

Cách viết thẻ Meta Description chuẩn

1/ Độ dài Meta Description – Tối đa 150 kí tự (tốt nhất là 120)

Có một câu hỏi là Meta Description bao nhiêu ký tự? Thông thường các thẻ Meta Description có thể có độ dài bất kỳ. Tuy nhiên Google thường cắt chúng thành đoạn ~ 155 – 160 kí tự. Như tôi nói ở trên, để phù hợp với giao diện mobile thì viết tầm 120 ký tự là ổn nhất.

Đôi khi ở thẻ Meta Description, Google còn cho hiển thị thêm ngày publish bài viết, hay review, hay thậm chí liệt kê trực tiếp Heading trong thẻ Meta Description, bạn cũng nên trừ hao cho những ký tự này trước.

xuất hiện ngày publish bài viết ngay thẻ meta description
Xuất hiện ngày Publish bài viết ngay thẻ Meta Description.

Do đó, mục tiêu chính của bạn là cung cấp giá trị và tăng số lần nhấp chuột. Vì thế hãy cố gắng truyền đạt những thông tin quan trọng và thu hút nhất trong 120 ký tự đầu tiên của đoạn mô tả này.

Tuy nhiên, bạn phải cân nhắc 3 điểm quan trọng sau:

  1. Google chưa công khai xác nhận bất kì điều gì về độ dài thẻ Meta Description.
  2. Google hiển thị số lượng kí tự trong Meta Description theo đúng quy định của hầu hết các tìm kiếm.
  3. Ngay cả khi có nhiều kí tự hơn, nội dung bổ sung vào Meta Description dường như được lấy từ trang web, chứ không phải từ bất kỳ thẻ Meta Description mà bạn chèn vào.

Nhìn chung Google vẫn đang cố gắng kiểm tra xem liệu thẻ Meta Description dài hơn có hỗ trợ được gì đối với quá trình tìm kiếm của người dùng hay không.

Vẫn chưa có gì là chắc chắn. Thế nên cho đến khi bạn nhận được thông báo chính thức, hãy cứ làm theo những nguyên tắc trước giờ thôi.

2/ Tạo thẻ Meta Description Unique

Tất cả các thẻ mô tả trên trang web của bạn cần sự khác biệt. Nếu thẻ mô tả của bạn giống với thẻ mô tả của những trang khác thì rất dễ khiến người dùng hoang mang.

Thẻ mô tả của bạn cần hướng đến độc giả là con người chứ không phải các công cụ tìm kiếm.

Nếu bạn không có thời gian thì tốt hơn hết nên để trống. Google sẽ chọn một đoạn chứa từ khóa trong bài viết của bạn để hiển thị.

3/ Viết bằng giọng văn tích cực, thu hút

Nếu bạn xem Meta Description là một lời mời đến website thì bạn không nên dùng những từ ngữ ẩn dụ hay các từ chuyên môn phải tốn chất xám để suy nghĩ.

Biến chúng thành lời mời thân thiện, súc tích và dễ hiểu nhất có thể. Đồng thời từ ngữ trong thẻ Meta Description cần có sự chọn lọc kỹ lưỡng và có tính thuyết phục cao.

mẫu thẻ meta description thu hút
Mẫu thẻ mô tả thu hút của website PNJ

Chỉ với những cụm từ “hàng đầu tại Châu Á”“giữ vị trí số một”, PNJ đã khá thành công trong việc thuyết phục bạn tìm mua hàng nơi họ.

4/ Tận dụng tối đa các tiêu đề meta

Bạn đã bao giờ tự hỏi tiêu đề meta là gì? Thực chất đó là phần tiêu đề của một bài viết thông thường.

Trong kết quả tìm kiếm, tiêu đề meta nằm ngay trên Meta Description (hoặc Meta Tag).Dưới đây là một ví dụ về tiêu đề meta thu hút.

thẻ meta description là gì
Tiêu đề (meta) vs thẻ Meta Description

1 tiêu đề hấp dẫn thực sự mang lại hiệu quả bất ngờ cho toàn bộ mô tả của bạn, góp phần nhắn gửi một thông điệp quan trọng.

Tiêu đề meta đã được chèn vào CMS của bạn (thư mục lưu trữ tiêu đề Meta thường nằm ngay bên cạnh vị trí bạn nhập Meta Description).

Nhằm đảm bảo tính phù hợp, các tiêu đề cần ngắn hơn nhiều so với thẻ mô tả. Độ dài tốt nhất cho một tiêu đề meta là <65 ký tự, nếu tiêu đề dài hơn sẽ bị Google rút ngắn lại.

5/ Làm nổi bật lên bản sắc thương hiệu

Đây là hình thức marketing tối ưu để khẳng định lại một đặc tính riêng biệt hoặc lời cam kết thương hiệu bạn muốn xây dựng. Đặc biệt là thẻ mô tả cho các trang hompage.

Chỉ qua câu giới thiệu ngắn gọn, một lần nữa Vinamilk dễ dàng tạo ấn tượng tốt đẹp trong lòng người tiêu dùng.

ví dụ về thẻ meta description
Vinamilk sử dụng Meta Description để giới thiệu đặc điểm của công ty

6/ Gắn CTA – Lời kêu gọi hành động

Thật tuyệt vời nếu bạn có thể thêm những lời mời như: Xem thêm, nhận ngay, dùng thử miễn phí,… vào đoạn mô tả.

Kết hợp với giọng văn tích cực bạn sẽ tạo được điểm nhấn và thu hút người dùng click chuột hơn.

7/ Chứa Focus Keyword

Nếu các từ khóa tìm kiếm trùng khớp với một phần của đoạn thẻ mô tả, Google sẽ làm nổi bật chúng lên. Điều này sẽ làm cho liên kết đến website của bạn thu hút hơn.

từ khóa nổi bật trong seo meta description
Từ khóa tìm kiếm nổi bật trong thẻ mô tả

Lưu ý: Đừng cố nhồi nhét quá nhiều các từ khóa vào thẻ. Nó sẽ không ảnh hưởng quá nhiều cho việc làm SEO đâu.

8/ Hiển thị thông số kỹ thuật

Nếu bạn đang bán một sản phẩm dành cho những người am hiểu công nghệ, hãy tập trung và hiển thị thông số kỹ thuật ở trong phần này.

Chúng có thể là tên nhà sản xuất, module, giá cả sản phẩm,… Những thông tin hiển thị này sẽ kích hoạt việc nhấp chuột nhiều hơn (tăng CTR).

9/ Chứa nội dung liên quan

Điều này vô cùng quan trọng! Google sẽ tìm ra và có thể xử phạt những website có Meta Description đánh lừa khách truy cập vào trang.

Hơn nữa, đoạn meta này sai lệch với nội dung sẽ làm tăng tỷ lệ thoát. Do vậy, phải luôn chắc chắn rằng Meta Description của bạn phải phù hợp với nội dung của website.

10/ Không sử dụng dấu ngoặc kép trong thẻ Meta Description

Google sẽ cắt bỏ phần mô tả trong dấu ngoặc kép sử dụng trong HTML của một thẻ mô tả khi nó xuất hiện trên SERP.

Để hạn chế điều này, bạn nên loại bỏ tất cả các kí tự không phải chữ và số ra khỏi đoạn meta này. Nếu bạn bắt buộc phải chèn dấu ngoặc kép, hãy sử dụng HTML Enity để thay thế.

11/ Cân nhắc sử dụng Rich Snippets

Rich Snippets hiện đang được sử dụng khá rộng rãi ở nhiều website. Nó là đoạn thông tin hiển thị dưới dạng sao, hình ảnh, xếp hạng đánh giá,…

sử dụng rich snippet cho meta description
Cân nhắc sử dụng Rich Snippet cho Meta Description

Nó sẽ giúp cho website nổi bật và giúp người dùng có những trải nghiệm thực tế. Nhìn thấy các đánh giá hay hình ảnh từ trang kết quả tìm kiếm sẽ kích thích người dùng click chuột vào website của bạn hơn.

12/ Chứa thông tin những gì bạn đang làm

Chớ nên ngại ngùng che giấu những điều bạn đang làm. Tính ái ngại trong ngành Marketing chưa bao giờ mang lại kết quả tốt đẹp.

Nếu có thể, hãy làm thẻ mô tả về tổng quan doanh nghiệp của bạn.

Cùng xem qua ví dụ dưới đây nhé:

giới thiệu ngành nghề qua meta description
Giới thiệu ngành nghề qua thẻ mô tả của bạn

Dù cho tôi không biết gì về Thế giới di động, thì ngay lập tức tôi sẽ biết mọi thông tin về website này chỉ thông qua duy nhất dòng mô tả kể trên. Chỉ 1 lần tìm kiếm là đã biết ngay rồi không phải rất tiện ích sao?

13/ Cung cấp các ưu đãi đặc biệt

Đây còn là một hình thức quảng cáo lý tưởng cho bất kỳ chương trình giảm giá hoặc ưu đãi nào bạn đang thực hiện. Về cơ bản, càng cung cấp nhiều ưu đãi hấp dẫn càng tốt:

giới thiệu ưu đãi qua meta description
Sử dụng Meta Description để giới thiệu những ưu đãi

14/ Luôn không ngừng sáng tạo

Sáng tạo luôn là một trong những yếu tố hàng đầu của marketing. Dù chỉ vỏn vẹn vài kí tự ngắn gọn, mô tả của Frito-Lay lại hoàn toàn cho tôi cảm giác thích thú, tò mò:

luôn luôn viết thẻ meta description đầy sáng tạo
Frito-lay viết Meta mô tả đầy sáng tạo

Chỉ với 1 câu đơn giản nhưng người dùng có thể nhận thấy được giá trị mà Frito-lay có thể mang lại: “snack ngon nhất”“vui vẻ khi tận hưởng cùng snacks”.

15/ Xem lại Meta Description trước khi đăng

Khi bắt tay vào viết thẻ meta, bạn nên tìm hiểu và tạo tương tác trước với khách hàng tiềm năng của mình.

kiểm tra meta description trước khi đăng
Đừng quên kiểm tra lại thẻ mô tả trước khi đăng bàiXem thêm các bài viết tại:

Nguồn bài viết: https://gtvseo.com/meta-description/